TIN HOT
Home / TIN TỨC ÂM NHẠC / Công nghệ đã giúp một nghệ sĩ violin bại não có cơ hội sáng tác nhạc một lần nữa

Công nghệ đã giúp một nghệ sĩ violin bại não có cơ hội sáng tác nhạc một lần nữa

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Tai nạn cướp đi tương lai cô gái trẻ tài năng

Rosemary Johnson là một nghệ sĩ violin trẻ xuất sắc, nhưng rồi một tai nạn xe hơi đã chấm dứt sự nghiệp đang rộng mở của cô. Nhờ khoa học thần kinh, cuối cùng cô đã có thể sáng tác nhạc một lần nữa.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Rosemary đã từng bước giành được vị trí uy tín trong dàn nhạc của Nhà hát Opera Quốc gia Welsh ở tuổi 22 cùng với người bạn Alison Balfour. Nhưng năm 1988, Rosemary bị tai nạn xe hơi. Cô bị chấn thương ở đầu, bị tổn thương não nghiêm trọng và mất luôn khả năng nói và cử động.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Nhưng cô đã không mất đi tình yêu đối với âm nhạc. 29 năm sau, thông qua một dự án tiên phong của Đại học Plymouth và Bệnh viện Hoàng gia cho người khuyết tật thần kinh ở London, Rosemary lại một lần nữa có thể sáng tác nhạc, chỉ bằng cách sử dụng sức mạnh của tâm trí.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Công nghệ sáng tác nhạc bằng suy nghĩ

Sử dụng mũ EEG (đọc các xung điện từ não) và máy tính sử dụng phần mềm Giao tiếp Máy tính Não (Brain Computer Interfacing), Rosemary có thể sáng tác nhạc chỉ bằng cách suy nghĩ và kiểm soát võng mạc. Rosemary cũng có thể điều khiển âm sắc và nhịp điệu của bản nhạc bằng cách sử dụng suy nghĩ.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Dự án sử dụng công nghệ khoa học thần kinh để sáng tác nhạc bằng suy nghĩ do giáo sư Eduardo Miranda tiến hành: “Tôi có suy nghĩ như thế này – Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể đọc thông tin từ não để sáng tác nhạc. Ai đó có thể không cử động cơ thể được, có thể không còn chơi nhạc cụ được nữa. Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể thiết kế thứ gì đó giúp người ấy kết nối lại với âm nhạc. Khi tôi gặp Rosie, có điều gì đó được kích hoạt. Tôi biết cô ấy là một nhạc sĩ, tôi biết cô ấy sẽ hiểu”.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Ông nói về lần đầu tiên công nghệ đột phá cho hiệu quả: “Chúng tôi đã rơi nước mắt. Chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui của cô ấy khi vẫn có thể sáng tác nhạc”.

Video “Music of the Mind” (Bản nhạc của tâm trí) nằm trong loạt series Human Made Stories của Volvo và Sky Atlantic. Để dựng phim, nhóm đã liên lạc với người bạn Alison để cả hai có thể biểu diễn cùng nhau lần đầu tiên kể từ sau vụ tai nạn của Rosemary.

Đây là câu chuyện đau lòng và đầy cảm hứng về Rosemary Johnson và cách công nghệ có thể khai thác sức mạnh của âm nhạc để trao cơ hội sáng tác nhạc cho một nghệ sĩ violin bại não.

Alison – bạn của Rosemary – nói: “Tôi cảm thấy rất vinh dự khi làm việc này với cô ấy. Được nghe âm thanh của cô ấy, bản nhạc của cô ấy, tiếng đàn violin của cô ấy và có cô ấy bên cạnh, điều đó thật tuyệt vời! Thực sự tuyệt vời!”.

Đặng Tiến Quân

Sáng lập  OKAKA

Xem thêm: Tin tức âm nhạc

Protected by Copyscape

About admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*

 
Free WordPress Themes - Download High-quality Templates